SEO Executive là gì? Công việc của một nhân viên SEO

SEO Executive

SEO Executive là thuật ngữ không còn xa lạ trong các doanh nghiệp ngày nay. SEO Executive đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý, phân công công việc trong doanh nghiệp. Vậy bạn biết gì về SEO Executive? Công việc của một nhân viên SEO là gì? Những chia sẻ hữu ích dưới đây sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quan nhất.

SEO Executive là gì?

SEO Executive được hiểu là người quản lý đội SEO trong một doanh nghiệp. Là người chịu trách nhiệm phân công công việc cho các nhân viên SEO. Quản trị viên SEO có vai trò giúp cho các công ty cải thiện website. Nhằm tăng số lượng khách truy cập vào trang web. SEO Executive giúp doanh nghiệp:

  • Phân tích SEO của những đối thủ cạnh tranh
  • Làm báo cáo thông qua Google Analytics
  • Hỗ trợ trong việc tạo nội dung có liên quan
  • Nghiên cứu từ khóa và cập nhật những thay đổi đối với thuật toán và phát triển của Google

Làm sao để trở thành một SEO Executive?

Công việc của SEO Executive
Công việc của SEO Executive

Theo công ty SEO Mona SEO để trở thành một SEO Executive không nhất thiết phải được đào tạo trình độ đại học. Nhiều giám đốc điều hành SEO được đào tạo đến mức độ nhất định. Nghiên cứu các chủ đề liên quan đến kinh doanh, tiếp thị. Nhưng đó chưa phải là yếu tố cần thiết. Một SEO Executive phải được bắt đầu với kinh nghiệm sử dụng Google Analytics. Bạn phải hiểu rõ được về các thuật toán của Google Analytics. Bạn cũng cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên tắc tiếp thị và ngôn ngữ mã hóa. Chẳng hạn như: HTML – CSS – JavaScript.

Để có nhiều kiến thức về SEO, bạn có thể xem xét để tham gia một khóa học trực tuyến. Hoặc tham gia khóa học thiết lập trang web hay blog riêng. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội được thực hành và phát triển kỹ năng nhanh chóng. Bạn cũng cần đọc thêm các blog công nghiệp và những ấn phẩm. Cố gắng tham dự các hội nghị để luôn được cập nhật với những phát triển mới nhất trong SEO.

SEO Executive cần trang bị những kỹ năng nào?

Kỹ năng cần có của người làm SEO
Kỹ năng cần có của người làm SEO

Trở thành một SEO Executive chuyên nghiệp không đơn giản chút nào. Bạn phải có tầm hiểu biết sâu rộng và kỹ năng tốt trong ngành SEO. Những kỹ năng cần thiết nhất mà bạn cần trang bị là:

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích bao gồm: phân tích từ khóa, phân tích thị trường, phân tích đối thủ…Để phân tích tốt thì ngoài kỹ năng phân tích. Bạn cần phải sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ khác như: Google Analytics và Ahrefs. Kết hợp thêm nhiều công cụ nhỏ khác giúp phân tích từ khóa và đối thủ thành công hơn.

Kỹ năng quản lý

SEO Executive là người quản trị, do đó trang bị kỹ năng quản lý là điều bắt buộc. Cho dù bạn quản lý ở bất kỳ mảng nào, bạn cũng cần phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Nó sẽ giúp xử lý công việc một cách trôi chảy nhất.

Kỹ năng Marketing, re-marketing

Một SEO Executive không chỉ biết về SEO. Mà để trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp, bạn cần có thêm kỹ năng về Marketing, re-marketing. Nếu không, mọi kỹ năng phân tích của bạn cũng chỉ là “ảo”. Vai trò của re-marketing rất quan trọng đối với một trang thương mại điện tử. Vì thế, SEOer cần phải biết để phân tích trends, đối thủ và từ khóa… một cách tốt nhất.

Công việc của một nhân viên SEO là gì?

Nếu như trước đây, công việc của một nhân viên SEO rất đơn giản. Chỉ là triển khai những kỹ thuật cần thiết để tăng thứ hạng website lên top. Thì ngày nay, công việc này vất vả hơn nhiều, đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên nghiệp. Nhân viên SEO phải là người giải quyết tốt mọi vấn đề. Đưa ra quyết định với khả năng ưu tiên và phát triển nội dung sao cho phù hợp và hấp dẫn. Và tùy vào mô hình công ty và thiết kế web mà nội dung công việc của SEO Executive cũng khác nhau. Nhưng về cơ bản, công việc chính của SEOer là:

Phân tích đối tượng khách hàng

Phân tích đối tượng khách hàng cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu. Khi sự cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng khốc liệt. SEOer trở thành một lực lượng chủ đạo. Làm nhiệm vụ lên ý tưởng và triển khai tổng thể các giải pháp tiếp cận khách hàng. Trước khi làm việc này, nhiệm vụ của nhân viên SEO chính là phân tích khách hàng.

Phân tích nhu cầu tìm kiếm sản phẩm của người dùng. Phân tích thị hiếu sử dụng sản phẩm, xu hướng sản phẩm mới. Phân tích đặc điểm nổi bật mà người dùng quan tâm thông qua lượt search. Từ đó giúp mở rộng lượng khách hàng tiềm năng. Việc thu thập kết quả thường dựa trên những thống kê diễn đàn. Hay thông qua lượt đọc, lượt traffic và tìm hiểu sản phẩm trên video, trang web của công ty.

Phân tích trang web, đánh giá từ khóa của website

Phân tích trang web
Phân tích và đánh giá trang web

Trang web thường chứa đựng những nội dung bài viết hay các video hay. Phản ánh được thị hiếu của khách hàng tìm kiếm từ hệ thống từ khóa được SEO. Công việc của nhân viên SEO là phân tích cho bộ phận biên tập nội dung triển khai các chủ đề, bài viết. Bằng cách xác định các nhóm từ khóa phù hợp với đối tượng khách hàng. Nhóm từ khóa có lượng truy cập lớn, thu hút được nhiều sự quan tâm. Sau đó kiểm tra, lọc lại và loại bỏ những từ khóa hay nội dung bị trùng. Phân loại từ khóa chính, phụ, volume của từ khóa. Phân tích những gợi ý triển khai cho từng bài viết và chuyển cho bộ phận content.

Khi Content Writer đã lên bài, các SEOer vào từng bài viết. Kiểm tra chuẩn SEO và bổ sung thêm các từ khóa, đường dẫn và đưa bài viết lên top Google. Dù mất khá nhiều thời gian nhưng công đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng. Là khâu đứng đầu trong quá trình triển khai chiến dịch tiếp thị trực tuyến.

Quản lý kế hoạch, chi phí hàng tháng của các chiến lược SEO

Trên thực tế, SEO web hay video không đơn thuần là những can thiệp kỹ thuật vận dụng các công cụ. Mà nó còn nằm ở cách quản lý chi phí hàng tháng của các chiến lược SEO tổng thể. Việc triển khai các chiến lược SEO phù hợp với trang web tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Việc làm dụng các phương án, công cụ kỹ thuật khi chưa nghiên cứu về thị trường. Vừa gây ra các hao tổn nhân lực, tốn tiền mua các tool. Hiệu quả cũng không dài lâu.

Nhân viên SEO trực tiếp nắm trong tay công cụ SEO và cước phí, hiệu quả từng công cụ. Do vậy, công việc của SEOer là sau một thời gian sử dụng. Họ cần phải thực hiện khảo sát trở lại để tính được xem hiệu quả SEO có tương thích với chi phí chi trả không. Sau đó báo lên cho công ty hủy gia hạn tool. Đề xuất các công cụ hay chiến lược phù hợp hơn.

Đưa ra từ khóa lên Top và duy trì lâu dài

Đây là nhiệm vụ lớn nhất, là công việc của một nhân viên SEO. Tăng tốc độ tiếp cận của khách hàng thông qua hệ thống từ khóa được lồng ghép trong nội dung bài viết. Để giúp cho lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng cao. Đồng nghĩa với việc phải đẩy hệ thống từ khóa của website lên Top.

Các SEOer phải thật sự linh hoạt và triển khai các giải pháp phù hợp với các giai đoạn khác nhau của website. Đảm bảo được sự phối hợp tổng thể các giải pháp, chiến lược SEO. Thường xuyên trau dồi, tìm tòi đối thủ để rút ra luồng SEO phù hợp nhất. Ngoài việc tối ưu từ khóa, đi đường dẫn, đi mạng xã hội. Nhân viên SEO còn phải thực hiện đồng bộ các phương án chạy quảng cao, đi báo…

Làm việc với Biên tập/ Developer/ Designer để thúc đẩy hiệu quả tìm kiếm

Làm việc với Biên tập/ Developer/ Designer sẽ giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận của người dùng. Nhưng để thúc đẩy được hiệu quả tìm kiếm, vai trò của một bộ phận nhân viên SEO là chưa đủ. Cần phải có sự phối hợp sát sao của phòng Biên tập/ Developer/ Designer. Những bộ phận chịu trách nhiệm về nội dung đưa lên website.

Những video, các bài blog cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp với bộ phân marketing phải theo từng giai đoạn. Công việc của một nhân viên SEO lúc này là định hướng biên tập triển khai nội dung bài viết. Kết hợp với thực hiện song song các chính sách tiếp thị trực tuyến. Nhằm thu hút khách hàng đến với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các SEOer còn nêu ý tưởng, chỉnh sửa, thiết kế tối ưu các giao diện website. Hướng đến lôi kéo sự chú ý của độc giả nhiều hơn. Dựa trên quá trình nghiên cứu thị trường và nhu cầu người dùng. Nhân viên SEO sẽ có nhiệm vụ đảm bảo được luồng SEO.

Với việc tìm hiểu tường tận về SEO Executive và công việc của một nhân viên SEO. Hy vọng rằng quý vị đã có cái nhìn toàn diện hơn. Đồng thời hiểu được vai trò và sự cần thiết của SEO và trang bị một SEO Executive chuyên nghiệp nhất cho mình.